Cách chọn đàn Guitar Acoustic
Cách chọn đàn Guitar Acoustic là một quá trình thú vị! Mặc dù có hàng trăm thậm chí hàng ngàn quãng cáo để thu hút sự chú ý của bạn, nhưng bạn chỉ cảm thấy đưa ra quyết định càng nặng nề hơn. Trong thực tế, bước đầu tiên tốt nhất để đưa ra quyết định dễ dàng là - chỉ cần bạn thực sự có ý định sử dụng nó cho mục đích của mình. Bạn cần học guitar để đánh cho bạn đời của mình nghe, hoặc bạn cần học guitar để phát triển thêm tài lẻ của mình, để giao lưu với bạn bè trong các buổi party. Bạn là người yêu âm nhạc, có năng khiếu về âm nhạc, cần một cây guitar để biểu diễn. Đặc biệt bạn là người đã đứng tuổi, cầm một cây guitar "phiêu" vào những đêm trời mưa thì cực kỳ...(cực kỳ gì thì mình không biết dùng từ nào để diễn tả được:D, nói chung là rất cảm xúc). Tóm lại, trước hết bạn cần xác định mục đích của bạn là gì. Bạn phải thực sự muốn sở hữu một cây guitar trước đã, rồi hãy đọc tiếp các dòng sau đây nhé.
Phân loại theo giá tiền:
Sapele < Mahogany ~ Ovangkol < Maple < Ebody < Rosewood < Cocobolo < Koa
Cần đàn (neck) được làm bằng gỗ,thường là gỗ thích (maple), gụ (mahogany) hoặc Cẩm Lai (rosewood). Trong đó gỗ gụ và gỗ thích làm âm thanh tổng thể của cây đàn ấm hơn, cần đàn Guitar làm từ gỗ Cẩm Lai thì âm thanh tầm trung dày hơn.
Có một số loại khác nhau trong thiết kế của đàn Guitar: Classical ,dreadnought , và jumbo. Mỗi nhà sản xuất sẽ có một thế mạnh riêng trong từng mẫu thiết kế.
- Guitar Cassical:
Là một loại đàn Guitar dây nilon, chúng được dùng để chơi các bản nhạc thể loại cổ điển. Với guitar cổ điển người chơi cần phải đầu tư thời gian cũng như công sức nhiều hơn rất nhiều so với việc luyện tập guitar đệm hát. Ở guitar cổ điển đòi hỏi người chơi phải có một trình độ kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với guitar đệm hát, các kỹ thuật tập luyện cũng phức tạp hơn rất nhiều khiến cho thời gian tập luyện cũng không phải là ít.
Loại Guitar Classical được rất nhiều nghệ sĩ guitar fingerpick sử dụng vì nó mang lại cho họ một sự rõ ràng giữa mức cao, trung độ, và thấp.
Đối với Guitar cổ điển, bạn nên sử dụng dây nylon, bởi vì dây thép tạo ra áp lực lớn trên cần đàn mà Guitar Classical không được thiết kế để xử lý. Tuy nhiên, một số người vẫn thích sử dụng dây thép trên Guitar Classical, họ sẽ sử dụng phương tiện và một thanh giàn (một thanh kim loại chạy qua cần đàn để hỗ trợ) điều chỉnh để bù đắp cho sự căng thẳng đó.
- Dreadnought
Không giống như Classic, Guitar kiểu dreadnought body sẽ có âm bass phong phú hơn nhiều. Guitar Dreadnought thường có một âm thanh "lớn hơn" so với Classic, do đó sự cộng hưởng âm thanh cũng tốt hơn.
- Jumbo
Các loại đàn Guitar Jumbo cũng có một âm thanh lớn như Guitar Dreadnought ( hình dạng của đàn guitar Jumbo tương tự như đàn Guitar cổ điển). Guitar Jumbo có xu hướng phổ biến cho các nghệ sĩ biểu diễn sử dụng Guitar với một dây đeo. Đôi khi kích thước khổng lồ có thể không thoải mái trong khi bạn ngồi xuống để chơi vì thiết kế quá lớn trong lòng bạn. Cũng như Dreadnought, Guitar Jumbos sử dụng dây trung bình (Medium).
Tất cả các thiết kế khác nhau cũng có thể bao gồm một cutaway cho phép người chơi Guitar chạm vào phím đàn cao hơn trên cần đàn. Trên thực tế: Mặt cắt không ảnh hưởng đến âm thanh tổng thể của đàn Guitar.
Tuy nhiên mình phải nói trước với các bạn là: Mặc dù gỗ làm đàn quyết định phần lớn chất âm của cây đàn – nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần chọn đàn có gỗ xịn (hoặc gỗ nguyên miếng) là đủ: Vì phần lớn giá trị của 1 cây đàn lại không nằm ở Gỗ: Ví dụ cùng với 1 nguyên liệu gỗ làm đàn tiêu chuẩn all solid: Mặt sitka Spruce, hông và lưng indian Rosewood thì có cây chỉ 5 triệu, nhưng có cây tới 10.000 usd (Gibson J200 acoustic guitar)
Vậy giá trị của nó còn phụ thuộc vào nhiều thứ như: Kỹ năng xử lý gỗ (ngâm, sấy), Lắp ghép, và Finish… Tay nghề của Nghệ nhân làm đàn cùng với những Đồ nghề làm đàn tiêu chuẩn là thứ quyết định nhiều đến GIÁ TRỊ 1 cây đàn.
Gỗ Solid loại tốt để làm đàn Guitar thường là gỗ tự nhiên, được sẻ trực tiếp từ cây gỗ tự nhiên nhưng phải được lựa chọn đúng phần nào trong cây gỗ đó (thường thì ở gốc) và phải qua các khâu chế biến đặc biệt mới đủ tiêu chuẩn dùng làm đàn Guitar.
- Gỗ thịt nhưng ở những phần ngọn, thớ gỗ có nhiều “sẹo”, vân gỗ thưa, không đều - Gỗ không qua xử lý (gỗ non): Do không có thời gian xử lý gỗ nên các xưởng đàn hay sử dụng gỗ tươi, xẻ luôn ra làm đàn > bên trong thớ gỗ còn có quá nhiều hạt nước ẩm, khiến âm thanh bị bì, sử dụng 1 thời gian sẽ bị con vênh thùng đàn, cần đàn … > rất khó sửa.(Nhiều người mua đàn tin theo quảng cáo xưởng đàn cứ thấy gỗ càng NẶNG càng xịn < Sai lầm ! Vì nhiều loại gỗ vẫn tươi thớ nhiều nước nặng trịch - Tiếng bì và dễ cong vênh: Khoảng vài chục năm mới vỡ tiếng)
- Gỗ vụn: Thậm chí nhièu cửa hàng đàn quảng cáo gỗ thịt nhưng là loại gỗ miếng vụn : 1 mặt đàn sử dụng tới 4-6 miếng gỗ nhỏ gép lại : bạn có thể biết được khi nhìn kỹ lớp vân gỗ. Ví dụ về gỗ làm đàn Solid nhưng chất lượng thấp (vân gỗ thưa, thớ gỗ không đều, chất lượng thấp): Gỗ solid tiêu chuẩn: Thớ gỗ đều, vân nhỏ.
-Gỗ ép(Laminate wood): Là loại gỗ có 2 lớp, 3 lớp bên ngoài là những lớp gỗ thịt rất mỏng dán vào, và lớp giữa là lớp gỗ công nghiệp.
Nhiều người cứ mặc định nghĩ là Gỗ Ép (laminate) là gỗ KÉM CHẤT LƯỢNG – Điều này KHÔNG ĐÚNG. Rất nhiều cây đàn xịn của hàng Gibson, Fender, Takamine sử dụng chất liệu Laminater và vẫn được bán với giá khá cao – và dĩ nhiên là chất lượng âm thanh đem lại không tồi. Ví dụ với một số chức năng như làm hông và lưng đàn thì gỗ Laminate có được những Ưu điểm tốt hơn nguyên liệu gỗ Solid.
-Gỗ Solid làm mặt đàn rất phù hợp: tạo âm thanh tốt hơn nhiều gỗ Laminate > tuy nhiên giá cả cũng đắt hơn nhiều. Khi sử dụng sẽ phải cẩn thận hơn. Và phải lựa chọn Gỗ miếng đúng chất lượng – nếu không thì còn tệ hơn cả gỗ ép (Laminate)
Gỗ Laminate có lợi thế khi làm phần Hông và Lưng của đàn. Gỗ Laminate ít bị thay đổi bởi độ ẩm và chênh lệch nhiệt độ. Bạn có thể cầm đàn đi hội trại đốt lửa hoặc đến những nơi có độ ẩm cao mà vẫn tự tin. Nhưng nếu 1 cây All Solid bạn chỉ cần cầm đàn ra Du Ca ngoài Bờ Hồ dưới trời nắng và về nhà điều hoà vài lần thì rất có thể sẽ có những vết tổn thương nho nhỏ trên thớ đàn > và sẽ dẫn đến rạn nứt về sau. Và khi bạn có giới hạn về tài chính thì việc lựa chọn 1 cây đàn gỗ ép bạn hãy cứ yên tâm. Vì nếu là gỗ ép loại tốt và được làm cẩn thận thì chất âm đem lại cho bạn cũng ở mức trên trung bình – với bạn thế là đủ phải không? Chứ đừng chỉ ham Gỗ Thịt bạn nhé ! Nên nhớ vẫn có những cây đàn Gỗ ÉP chất lượng cao giá từ 5 – 10 triệu vẫn rất xứng đáng.
PHÂN BIỆT GỖ THỊT VÀ GỖ ÉP
Trước tiên bạn nên hỏi thằng người bán hàng về loại gỗ. Thường thì các cửa hàng không dấu điều này.
+ Có điều này bạn lưu ý: Phần lớn các cửa hàng ở Sài Gòn đều là gỗ nguyên miếng (chất lượng tốt hay xấu chưa cần biết nhưng vì một điều cơ bản là họ không thể làm được ra gỗ ép – trừ khi nhập – mà nhập gỗ ép loại tốt thì giá nhập về còn đắt hơn cả mấy loại gỗ thịt mà các xưởng đàn Sài Gòn đang làm) ; Còn ngoài ra, bạn có thể dùng mắt để phân biệt loại gỗ ở mặt thùng như sau: Hãy nhìn vào miệng lỗ, thấy có các đường kẻ dọc kéo dài từ vân gỗ mặt xuống thì đó là gỗ solid, còn không thấy đường trên mà thấy 3 lớp gỗ thì là gỗ ép.
Mặt đàn solid:
Mặt đàn laminate:
Laminate và Solid:
Với gỗ mặt lưng và hông, khi không có vết cắt ta phải làm gì? Khi đó bạn nhìn vào trong thùng đàn, xem vân gỗ bên ngoài và bên trong thùng có giống nhau ở các vị trí tương ứng không. Nhiều loại gỗ ép cao cấp 3 lớp họ làm 2 mặt ngoài cùng khá giống nhau, nên phải xem thật kĩ.
Còn câu hỏi của nhiều bạn nếu đàn bị sơn mặt đàn và sơn cả ở các mép lỗ thoát âm thì làm thế nào? > Như tôi đã nói: Hãy trao đổi trực tiếp với người bán đàn, ngoài ra có thể dựa trên giá đàn.
Chọn đàn Guitar cho một người mới chơi nhạc là một điều rất quan trọng. Chất lượng của chiếc đàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi nhạc, khả năng nghe đàn, khả năng đánh giá âm thanh của bạn. Nếu bạn chọn đàn rẻ tiền, thường khó để chơi, khó khăn để điều chỉnh, âm thanh không chuẩn xác và điều tệ hại nhất là bạn bấm phím rất đau, nhiều lúc làm giảm động lực học đàn của bạn. Nên cảnh giác với những cây đàn Guitar giá quá rẻ.
Một người mới bắt đầu có thể mua cho mình 1 hoặc 2 loại đàn Guitar: Guitar hiện đại hoặc Guitar cổ điển. Cả 2 loại đàn Guitar đều có sẵn kích cỡ khác nhau như: 1/4, 1/2, 3/4 để người chơi chọn lựa. Mỗi loại lại có lợi thế và bất lợi riêng (Mình khuyên nên tập với classic trước để khỏi đau tay, nhưng có điều kiện thì cưới một con Acoustic cao cấp tập thì cũng không sợ đau tay), và người chơi nên cân nhắc để quyết định cái nào sẽ phù hợp với cá tính, phong cách, và mục tiêu âm nhạc của mình.
Cần đàn
Chiều rộng của cần đàn được xác định theo lược của cây đàn Guitar. Chiều rộng của cần đàn sẽ khác nhau giữa các nhà sản xuất. Đàn Guitar Acoustic, có chiều rộng cần đàn dao động từ: 1-11/16 inch, 1-3/4 inch, và 1-7/8 inch. Thông thường, người chơi guitar fingerstyle và cổ điển sẽ muốn có một cây Guitar cần đàn rộng hơn (từ 1-3/4 inch đến 2 inch). Nếu bạn có ngón tay thực sự mập, bạn nên xem xét để mua đàn Guitar có cần đàn một cần đàn rộng hơn.
Intonation
Đây là một từ chuyên môn mà bạn cần lưu ý trong quá trình trọn đàn. Nếu bạn chú ý những cây đàn giờ thường có bridge có thể thay đổi độ dài của dây (trong một khoảng nhất định cho phép của cấu tạo bridge). Intonation là ý chỉ việc bạn căn chỉnh sao cho đàn bớt phô ở các note cao. Phần đông ở Việt Nam người chơi đàn không biết Intonation, việc này dẫn tới hệ luỵ là các cây đàn bị sự chính xác, nhất là với ai thường chơi các fret cao sau fret 12. Intonation tức là chúng ta chỉnh độ cân bằng note cách nhau một quãng tám (Octave). Ví dụ bạn đánh dây buông và đánh chặn các dây ở fret 12 thì độ chuẩn các dây phải như nhau (cùng ký hiệu note nhưng cách nhau một quãng 8). Những cây đàn không Intonation thường bị phô rất nhiều, nhiều nhất bắt đầu kể từ fret 10, càng các fret cao các note càng phô nhiều hơn, độ phô nhiều khi có thể lên tới 1 note. Khi bạn căn chỉnh Intonation một cách hiệu quả, thì giá trị cây đàn của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Nhưng nên nhớ rằng đàn guitar không phải piano, nó vẫn luôn có một sai số nhất định và Intonation chỉ giải quyết sự cân bằng khi đánh dây buông và đánh dây ở fret 12. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì chỉ cần bạn chỉnh Intonation đúng cách thì các nature harmonic overtone các note sẽ hợp lý và... hợp tai. Khi bạn chỉnh Intonation, tực tay bạn bấm xuống dây fret 12, cũng sẽ ảnh hưởng tới độ căng của dây làm ảnh hưởng tới cao độ note, nên hay chú ý trong quá trình chỉnh Intonation bấm tại fret 12 sao cho cân bằng nhất, lực đều giống lúc bạn chơi, không xê dịch lên trước hoặc sau.
Bridge(Ngựa đàn) and Fingerboard(mặt trước cần đàn)
Thực tế thì Bridge và Fingerboard cũng có ảnh hưởng đến âm thanh, nhưng không đáng kể so với phần thân đàn. Đơn giản là chúng không thể nào phá hỏng âm thanh của guitar. Nhưng cần lưu ý khi bạn di chuyển bàn tay lên và xuống tại cần đàn, bạn có phát hiện ra các phím dính hoặc bàn tay của bạn bị khó chịu, chuyển hợp âm bị vấp không? Đôi khi các phím không chuẩn sẽ lệch trên các cạnh của cần đàn và làm đau tay của bạn. Nếu bạn thử phải chiếc Guitar như thế, hãy loại nó ra khỏi danh sách bạn định mua vì đây là một vấn đề lớn mà bạn không thể tự sửa được.
Khoảng cách giữa dây và bề mặt của cần đàn
Nếu khoảng cách này quá cao, người chơi sẽ rất khó để nhấn dây xuống cần đàn. Nếu khoảng cách quá thấp, các dây đàn sẽ "bắt" trên phím đàn khác và tạo ra một âm thanh ù khi bạn đang chơi.
Khoảng cách này bạn có thể điều chỉnh bằng cách mài ngựa đàn thấp xuống (quá cao), hoặc thêm vào ngựa đàn một epoxy (quá thấp). Bất kỳ người nào sửa chữa đàn Guitar đều có thể làm điều này cho bạn với chi phí tối thiểu, do đó đừng để điều này ngăn cản bạn mua một cây đàn guitar bạn thực sự thích.
Độ ổn định của âm thanh
Khi mua đàn bạn nên chịu khó cầm đi một chiếc máy lên dây xịn, Lên dây chuẩn, kiểm tra các nốt cách nhau ở khuông 7 và 12 có chuẩn không, và nếu kim đo mà nhảy điên cuồng thì có ngĩa là âm không ổn định ( hoặc máy dỏm ). Nhưng theo kinh nghiệm thì đàn tốt có thang âm khá chuẩn và độ ổn định của âm thanh rất cao.
Không có gì bực bội hơn một cây đàn guitar mà không cho giai điệu đúng mặc dù đã điều chỉnh, lên dây đúng. Rất ít cây đàn Guitar mới bị vấn đề này, tuy nhiên bạn cũng nên biết qua để tránh không bị mua phải nó. Nếu bạn mua một cây Guitar với bộ chỉnh giá rẻ, bạn có thể chọn để thay thế chúng sau một thời gian.
Nếu bạn nghiêm túc về việc mua một cây đàn Guitar đặc biệt, không ổnđịnh về âm thanh và chi tiêu một ít tiền thì bạn cần có kĩ năng chỉnh đàn, lên dây tốt. Đây là cách duy nhất để đánh giá và chọn đàn Guitar đặc biệt.
- Dây đồng đôi khi được gọi là 80/20 đồng vì chúng được làm bằng 80% đồng và 20% kẽm. Chúng có thể được sử dụng cho tất cả các phong cách chơi. Loại dây này có một âm thanh tươi sáng nhưng sẽ giảm dần một cách nhanh chóng sau một vài giờ chơi. Dây đồng là những dây thường được sử dụng nhất.
- Phosphor dây đồng là dây đồng thêm phosphor. Nó cũng có thể được sử dụng cho tất cả các phong cách chơi. Loại dây này có một âm thanh ấm và vang hơn dây đồng.
- Lụa và thép dây tạo ra một âm thanh êm dịu. Loại dây này ít gây áp lực lên đàn Guitar, chỉ sử dụng cho những cây Guitar đặc biệt. Âm thanh yên tĩnh hơn và không bền bằng 2 loại dây trên nhưng dễ dàng hơn để chơi.
· Nếu bạn muốn âm thanh cây Guitar như một ban nhạc cụ thể, hãy tìm chọn loại dây đàn mà họ sử dụng.
· Nếu Guitar của bạn rất cũ hoặc cổ điển, bạn có thể cần phải sửa chữa đặc biệt hoặc mua loại dây nhẹ hơn.
· Đối với người mới bắt đầu tập Guitar, chúng tôi đề nghị sử dụng loại dây đồng nhẹ hoặc dây đồng phosphor.
- Giải phẫu acoustic guitar
- Tonewoods: sonic signatures.
- Sides and back
- Giải thích các loại thân đàn
- Giá cả của đàn guitar
- Cách xem một acoustic guitar
- Một số lưu ý khi chọn dây
Giải phẫu acoustic guitar
Tonewoods: sonic signatures
Yếu tố quan trọng nhất là gỗ làm mặt trên và công đoạn xử lý gỗ này. Người ta gọi miếng này là tone-wood, nó tạo ra sonic signatures cho cây guitar. Thường phải để cho hoàn toàn khô. Ngày xưa người ta phơi gỗ 3 năm mới dùng làm đàn được. Ngày nay có các quá trình hóa/cơ làm khô gỗ nhanh hơn, nhưng các luthier(thợ làm đàn) già bảo là chất lượng âm thanh giảm đi. Các loại gỗ phổ biến nhất để làm top là Brazilian Rosewood, Indian Rosewood, Mahogany, Koa, Sitka Spruce, Red Spruce, Maple, Alder, Poplar, Basswood, Ebony. Các loại gỗ này ở VN không có, các bác luthier muốn làm đàn tốt đều phải nhập. Để chọn miếng tonewood này phụ thuộc vào loại âm thanh bạn thích và cách bạn chơi đàn. Fingerstyle player, là một ví dụ, họ muốn loại gỗ đáp ứng cách chơi tinh tế của họ trái ngược với loại gỗ yêu cầu phải dùng sức lực lớn hơn (dùng miếng pick gãy để cộng hưởng đầy đủ). Các thợ thủ công guitar, các luthiers, tin rằng lựa chọn gỗ làm mặt trên là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định các cây guitar cuối cùng sẽ cho âm thanh như thế nào.Spruce
Spruce (gỗ thông) là chất liệu chuẩn đề làm mặt đàn, mà loại phổ biến nhất được sử dụng là Sitka. Sitka Spruce là loại gỗ có xuất xứ từ Alaska và Tây Bắc Canada. Vì độ bền và độ dẻo dai của nó mà nó được sử dụng rất phổ biến để làm đầu đàn. Đặc tính của gỗ Sitka Spruce là rất cứng và nhẹ, chính vì vậy đây cũng là loại gỗ có tốc độ truyền âm thanh, độ vang rất cao. Tuy nhiên, Tonally, Sitka Spruce cũng làm cho người chơi Guitar gặp phải một số khó khăn nhất định: thao tác khi gảy rất khó khăn, nhưng bù lại thì giai điệu rất rõ ràng và đầy đủ. Vì khối lượng gỗ nhẹ hơn, nên Sitka có thể có xu hướng âm thanh mỏng.Cedar
Cedar, đặc biệt là Western Red Cedar, là loại gỗ hàng đầu phổ biến làm cho âm thanh ấm áp, cân bằng hơn. Red Cedar có xuất xứ từ miền Tây Canada và Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Màu sắc của cây tuyết tùng đỏ có thể là màu nâu rất nhẹ hoặc màu nâu đỏ. Tuyết tùng đỏ là loại gỗ nhẹ hơn mà không cứng như gỗ của cây vân sam. Thông thường, gỗ của cây tuyết tùng đỏ sẽ nhanh hỏng hơn gỗ của cây vân sam. Tóm lại, tuyết tùng đỏ có âm thanh đặc trưng: ấm áp hơn, tông màu tối hơn và phản ứng bass tốt. Nó đặc biệt được ưa chuộng bới người chơi fingerstyle, đáp ứng phong phú cho phong cách chơi nhẹ nhàng hơn.Mahogany
Các loại Mahogany (gỗ gụ) có thể được tìm thấy ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Mahogany được sử dụng để làm đầu đàn , nó cũng có thể được sử dụng để làm lưng và 2 bên của đàn Guitar. Gỗ gụ có trọng lượng nhẹ hơn gỗ hồng mộc, Koa, nhưng âm thanh rất rõ ràng với trebles chuẩn và tầm trung. Âm thanh ấm và hợp với nhạc fingerpickers, blues.Maple
Mặc dù Maple (gỗ Thích) có thể thường được làm cho các đàn Violin, nhưng những tính chất của nó cũng tạo ra những âm sắc rất tốt cho đàn Guitar. Gỗ thích có trọng lượng nhẹ và nó phát ra âm thanh rất trong trẻo, tươi sáng và có thể nghe phân biệt riêng từng nốt một. Maple có mức độ truyền âm thanh thấp nhưng âm sắc rất rõ ràng.Rosewood
Rosewood hay còn gọi là Cẩm Lai, thường dùng để đóng side và fretboard, hiện nay trên thế giớichỉ có 03 loại Cẩm Lai được dân làm đàn ưa chuộng, tốt nhất là Cẩm Lai Brazin (loại này bây giờ bị cấm khai thác rồi, giá rất đắt ), phổ biến hiện nay là Cẩm Lai Ấn Độ, giá cũng rất đắt, sau cùng là Cẩm Lai Malaysia.Sides and back
Sau mặt trên, thì phần hông(sides), mặt sau(back), và cần đàn là những phần quan trọng tiếp theo tạo nên âm giai tổng thể. Các loại đàn high end, thường thì thân đàn sẽ làm bằng 1 trong những loại gỗ sau: Mahogany, Maple, Koa, Walnut, Sapele, Ovangkol, Cocobolo, Ebody, Rosewood.Phân loại theo giá tiền:
Sapele < Mahogany ~ Ovangkol < Maple < Ebody < Rosewood < Cocobolo < Koa
Cần đàn (neck) được làm bằng gỗ,thường là gỗ thích (maple), gụ (mahogany) hoặc Cẩm Lai (rosewood). Trong đó gỗ gụ và gỗ thích làm âm thanh tổng thể của cây đàn ấm hơn, cần đàn Guitar làm từ gỗ Cẩm Lai thì âm thanh tầm trung dày hơn.
Giải thích các loại thân đàn acoustic guitar
Có một số loại khác nhau trong thiết kế của đàn Guitar: Classical ,dreadnought , và jumbo. Mỗi nhà sản xuất sẽ có một thế mạnh riêng trong từng mẫu thiết kế.
- Guitar Cassical:
Là một loại đàn Guitar dây nilon, chúng được dùng để chơi các bản nhạc thể loại cổ điển. Với guitar cổ điển người chơi cần phải đầu tư thời gian cũng như công sức nhiều hơn rất nhiều so với việc luyện tập guitar đệm hát. Ở guitar cổ điển đòi hỏi người chơi phải có một trình độ kỹ thuật cao hơn rất nhiều so với guitar đệm hát, các kỹ thuật tập luyện cũng phức tạp hơn rất nhiều khiến cho thời gian tập luyện cũng không phải là ít.
Loại Guitar Classical được rất nhiều nghệ sĩ guitar fingerpick sử dụng vì nó mang lại cho họ một sự rõ ràng giữa mức cao, trung độ, và thấp.
Đối với Guitar cổ điển, bạn nên sử dụng dây nylon, bởi vì dây thép tạo ra áp lực lớn trên cần đàn mà Guitar Classical không được thiết kế để xử lý. Tuy nhiên, một số người vẫn thích sử dụng dây thép trên Guitar Classical, họ sẽ sử dụng phương tiện và một thanh giàn (một thanh kim loại chạy qua cần đàn để hỗ trợ) điều chỉnh để bù đắp cho sự căng thẳng đó.
- Dreadnought
Không giống như Classic, Guitar kiểu dreadnought body sẽ có âm bass phong phú hơn nhiều. Guitar Dreadnought thường có một âm thanh "lớn hơn" so với Classic, do đó sự cộng hưởng âm thanh cũng tốt hơn.
- Jumbo
Các loại đàn Guitar Jumbo cũng có một âm thanh lớn như Guitar Dreadnought ( hình dạng của đàn guitar Jumbo tương tự như đàn Guitar cổ điển). Guitar Jumbo có xu hướng phổ biến cho các nghệ sĩ biểu diễn sử dụng Guitar với một dây đeo. Đôi khi kích thước khổng lồ có thể không thoải mái trong khi bạn ngồi xuống để chơi vì thiết kế quá lớn trong lòng bạn. Cũng như Dreadnought, Guitar Jumbos sử dụng dây trung bình (Medium).
Tất cả các thiết kế khác nhau cũng có thể bao gồm một cutaway cho phép người chơi Guitar chạm vào phím đàn cao hơn trên cần đàn. Trên thực tế: Mặt cắt không ảnh hưởng đến âm thanh tổng thể của đàn Guitar.
Giá cả của đàn guitar:
Yếu tố chính để làm nên giá cả của Guitar Acoustic là chất liệu gỗ và tay nghề thợ. Đàn Guitar giá rẻ thường làm bằng gỗ dán. Những cây Guitar hàng đầu sẽ được làm từ gỗ cây thường xanh như cây tuyết tùng hoặc vân sam. Loại bình thường được làm bằng một số loại gỗ hồng mộc. Hãy yêu cầu người bán hàng cung cấp cho bạn các thông tin về loại gỗ.Tuy nhiên mình phải nói trước với các bạn là: Mặc dù gỗ làm đàn quyết định phần lớn chất âm của cây đàn – nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần chọn đàn có gỗ xịn (hoặc gỗ nguyên miếng) là đủ: Vì phần lớn giá trị của 1 cây đàn lại không nằm ở Gỗ: Ví dụ cùng với 1 nguyên liệu gỗ làm đàn tiêu chuẩn all solid: Mặt sitka Spruce, hông và lưng indian Rosewood thì có cây chỉ 5 triệu, nhưng có cây tới 10.000 usd (Gibson J200 acoustic guitar)
Vậy giá trị của nó còn phụ thuộc vào nhiều thứ như: Kỹ năng xử lý gỗ (ngâm, sấy), Lắp ghép, và Finish… Tay nghề của Nghệ nhân làm đàn cùng với những Đồ nghề làm đàn tiêu chuẩn là thứ quyết định nhiều đến GIÁ TRỊ 1 cây đàn.
Gỗ Solid loại tốt để làm đàn Guitar thường là gỗ tự nhiên, được sẻ trực tiếp từ cây gỗ tự nhiên nhưng phải được lựa chọn đúng phần nào trong cây gỗ đó (thường thì ở gốc) và phải qua các khâu chế biến đặc biệt mới đủ tiêu chuẩn dùng làm đàn Guitar.
- Gỗ thịt nhưng ở những phần ngọn, thớ gỗ có nhiều “sẹo”, vân gỗ thưa, không đều - Gỗ không qua xử lý (gỗ non): Do không có thời gian xử lý gỗ nên các xưởng đàn hay sử dụng gỗ tươi, xẻ luôn ra làm đàn > bên trong thớ gỗ còn có quá nhiều hạt nước ẩm, khiến âm thanh bị bì, sử dụng 1 thời gian sẽ bị con vênh thùng đàn, cần đàn … > rất khó sửa.(Nhiều người mua đàn tin theo quảng cáo xưởng đàn cứ thấy gỗ càng NẶNG càng xịn < Sai lầm ! Vì nhiều loại gỗ vẫn tươi thớ nhiều nước nặng trịch - Tiếng bì và dễ cong vênh: Khoảng vài chục năm mới vỡ tiếng)
- Gỗ vụn: Thậm chí nhièu cửa hàng đàn quảng cáo gỗ thịt nhưng là loại gỗ miếng vụn : 1 mặt đàn sử dụng tới 4-6 miếng gỗ nhỏ gép lại : bạn có thể biết được khi nhìn kỹ lớp vân gỗ. Ví dụ về gỗ làm đàn Solid nhưng chất lượng thấp (vân gỗ thưa, thớ gỗ không đều, chất lượng thấp): Gỗ solid tiêu chuẩn: Thớ gỗ đều, vân nhỏ.
-Gỗ ép(Laminate wood): Là loại gỗ có 2 lớp, 3 lớp bên ngoài là những lớp gỗ thịt rất mỏng dán vào, và lớp giữa là lớp gỗ công nghiệp.
Nhiều người cứ mặc định nghĩ là Gỗ Ép (laminate) là gỗ KÉM CHẤT LƯỢNG – Điều này KHÔNG ĐÚNG. Rất nhiều cây đàn xịn của hàng Gibson, Fender, Takamine sử dụng chất liệu Laminater và vẫn được bán với giá khá cao – và dĩ nhiên là chất lượng âm thanh đem lại không tồi. Ví dụ với một số chức năng như làm hông và lưng đàn thì gỗ Laminate có được những Ưu điểm tốt hơn nguyên liệu gỗ Solid.
-Gỗ Solid làm mặt đàn rất phù hợp: tạo âm thanh tốt hơn nhiều gỗ Laminate > tuy nhiên giá cả cũng đắt hơn nhiều. Khi sử dụng sẽ phải cẩn thận hơn. Và phải lựa chọn Gỗ miếng đúng chất lượng – nếu không thì còn tệ hơn cả gỗ ép (Laminate)
Gỗ Laminate có lợi thế khi làm phần Hông và Lưng của đàn. Gỗ Laminate ít bị thay đổi bởi độ ẩm và chênh lệch nhiệt độ. Bạn có thể cầm đàn đi hội trại đốt lửa hoặc đến những nơi có độ ẩm cao mà vẫn tự tin. Nhưng nếu 1 cây All Solid bạn chỉ cần cầm đàn ra Du Ca ngoài Bờ Hồ dưới trời nắng và về nhà điều hoà vài lần thì rất có thể sẽ có những vết tổn thương nho nhỏ trên thớ đàn > và sẽ dẫn đến rạn nứt về sau. Và khi bạn có giới hạn về tài chính thì việc lựa chọn 1 cây đàn gỗ ép bạn hãy cứ yên tâm. Vì nếu là gỗ ép loại tốt và được làm cẩn thận thì chất âm đem lại cho bạn cũng ở mức trên trung bình – với bạn thế là đủ phải không? Chứ đừng chỉ ham Gỗ Thịt bạn nhé ! Nên nhớ vẫn có những cây đàn Gỗ ÉP chất lượng cao giá từ 5 – 10 triệu vẫn rất xứng đáng.
PHÂN BIỆT GỖ THỊT VÀ GỖ ÉP
Trước tiên bạn nên hỏi thằng người bán hàng về loại gỗ. Thường thì các cửa hàng không dấu điều này.
+ Có điều này bạn lưu ý: Phần lớn các cửa hàng ở Sài Gòn đều là gỗ nguyên miếng (chất lượng tốt hay xấu chưa cần biết nhưng vì một điều cơ bản là họ không thể làm được ra gỗ ép – trừ khi nhập – mà nhập gỗ ép loại tốt thì giá nhập về còn đắt hơn cả mấy loại gỗ thịt mà các xưởng đàn Sài Gòn đang làm) ; Còn ngoài ra, bạn có thể dùng mắt để phân biệt loại gỗ ở mặt thùng như sau: Hãy nhìn vào miệng lỗ, thấy có các đường kẻ dọc kéo dài từ vân gỗ mặt xuống thì đó là gỗ solid, còn không thấy đường trên mà thấy 3 lớp gỗ thì là gỗ ép.
Mặt đàn solid:
Mặt đàn laminate:
Laminate và Solid:
Với gỗ mặt lưng và hông, khi không có vết cắt ta phải làm gì? Khi đó bạn nhìn vào trong thùng đàn, xem vân gỗ bên ngoài và bên trong thùng có giống nhau ở các vị trí tương ứng không. Nhiều loại gỗ ép cao cấp 3 lớp họ làm 2 mặt ngoài cùng khá giống nhau, nên phải xem thật kĩ.
Còn câu hỏi của nhiều bạn nếu đàn bị sơn mặt đàn và sơn cả ở các mép lỗ thoát âm thì làm thế nào? > Như tôi đã nói: Hãy trao đổi trực tiếp với người bán đàn, ngoài ra có thể dựa trên giá đàn.
Chọn đàn Guitar cho một người mới chơi nhạc là một điều rất quan trọng. Chất lượng của chiếc đàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi nhạc, khả năng nghe đàn, khả năng đánh giá âm thanh của bạn. Nếu bạn chọn đàn rẻ tiền, thường khó để chơi, khó khăn để điều chỉnh, âm thanh không chuẩn xác và điều tệ hại nhất là bạn bấm phím rất đau, nhiều lúc làm giảm động lực học đàn của bạn. Nên cảnh giác với những cây đàn Guitar giá quá rẻ.
Cách xem một cây Acoustic Guitar
Kích cỡMột người mới bắt đầu có thể mua cho mình 1 hoặc 2 loại đàn Guitar: Guitar hiện đại hoặc Guitar cổ điển. Cả 2 loại đàn Guitar đều có sẵn kích cỡ khác nhau như: 1/4, 1/2, 3/4 để người chơi chọn lựa. Mỗi loại lại có lợi thế và bất lợi riêng (Mình khuyên nên tập với classic trước để khỏi đau tay, nhưng có điều kiện thì cưới một con Acoustic cao cấp tập thì cũng không sợ đau tay), và người chơi nên cân nhắc để quyết định cái nào sẽ phù hợp với cá tính, phong cách, và mục tiêu âm nhạc của mình.
Cần đàn
Chiều rộng của cần đàn được xác định theo lược của cây đàn Guitar. Chiều rộng của cần đàn sẽ khác nhau giữa các nhà sản xuất. Đàn Guitar Acoustic, có chiều rộng cần đàn dao động từ: 1-11/16 inch, 1-3/4 inch, và 1-7/8 inch. Thông thường, người chơi guitar fingerstyle và cổ điển sẽ muốn có một cây Guitar cần đàn rộng hơn (từ 1-3/4 inch đến 2 inch). Nếu bạn có ngón tay thực sự mập, bạn nên xem xét để mua đàn Guitar có cần đàn một cần đàn rộng hơn.
Intonation
Đây là một từ chuyên môn mà bạn cần lưu ý trong quá trình trọn đàn. Nếu bạn chú ý những cây đàn giờ thường có bridge có thể thay đổi độ dài của dây (trong một khoảng nhất định cho phép của cấu tạo bridge). Intonation là ý chỉ việc bạn căn chỉnh sao cho đàn bớt phô ở các note cao. Phần đông ở Việt Nam người chơi đàn không biết Intonation, việc này dẫn tới hệ luỵ là các cây đàn bị sự chính xác, nhất là với ai thường chơi các fret cao sau fret 12. Intonation tức là chúng ta chỉnh độ cân bằng note cách nhau một quãng tám (Octave). Ví dụ bạn đánh dây buông và đánh chặn các dây ở fret 12 thì độ chuẩn các dây phải như nhau (cùng ký hiệu note nhưng cách nhau một quãng 8). Những cây đàn không Intonation thường bị phô rất nhiều, nhiều nhất bắt đầu kể từ fret 10, càng các fret cao các note càng phô nhiều hơn, độ phô nhiều khi có thể lên tới 1 note. Khi bạn căn chỉnh Intonation một cách hiệu quả, thì giá trị cây đàn của bạn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Nhưng nên nhớ rằng đàn guitar không phải piano, nó vẫn luôn có một sai số nhất định và Intonation chỉ giải quyết sự cân bằng khi đánh dây buông và đánh dây ở fret 12. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì chỉ cần bạn chỉnh Intonation đúng cách thì các nature harmonic overtone các note sẽ hợp lý và... hợp tai. Khi bạn chỉnh Intonation, tực tay bạn bấm xuống dây fret 12, cũng sẽ ảnh hưởng tới độ căng của dây làm ảnh hưởng tới cao độ note, nên hay chú ý trong quá trình chỉnh Intonation bấm tại fret 12 sao cho cân bằng nhất, lực đều giống lúc bạn chơi, không xê dịch lên trước hoặc sau.
Bridge(Ngựa đàn) and Fingerboard(mặt trước cần đàn)
Thực tế thì Bridge và Fingerboard cũng có ảnh hưởng đến âm thanh, nhưng không đáng kể so với phần thân đàn. Đơn giản là chúng không thể nào phá hỏng âm thanh của guitar. Nhưng cần lưu ý khi bạn di chuyển bàn tay lên và xuống tại cần đàn, bạn có phát hiện ra các phím dính hoặc bàn tay của bạn bị khó chịu, chuyển hợp âm bị vấp không? Đôi khi các phím không chuẩn sẽ lệch trên các cạnh của cần đàn và làm đau tay của bạn. Nếu bạn thử phải chiếc Guitar như thế, hãy loại nó ra khỏi danh sách bạn định mua vì đây là một vấn đề lớn mà bạn không thể tự sửa được.
Khoảng cách giữa dây và bề mặt của cần đàn
Nếu khoảng cách này quá cao, người chơi sẽ rất khó để nhấn dây xuống cần đàn. Nếu khoảng cách quá thấp, các dây đàn sẽ "bắt" trên phím đàn khác và tạo ra một âm thanh ù khi bạn đang chơi.
Khoảng cách này bạn có thể điều chỉnh bằng cách mài ngựa đàn thấp xuống (quá cao), hoặc thêm vào ngựa đàn một epoxy (quá thấp). Bất kỳ người nào sửa chữa đàn Guitar đều có thể làm điều này cho bạn với chi phí tối thiểu, do đó đừng để điều này ngăn cản bạn mua một cây đàn guitar bạn thực sự thích.
Độ ổn định của âm thanh
Khi mua đàn bạn nên chịu khó cầm đi một chiếc máy lên dây xịn, Lên dây chuẩn, kiểm tra các nốt cách nhau ở khuông 7 và 12 có chuẩn không, và nếu kim đo mà nhảy điên cuồng thì có ngĩa là âm không ổn định ( hoặc máy dỏm ). Nhưng theo kinh nghiệm thì đàn tốt có thang âm khá chuẩn và độ ổn định của âm thanh rất cao.
Không có gì bực bội hơn một cây đàn guitar mà không cho giai điệu đúng mặc dù đã điều chỉnh, lên dây đúng. Rất ít cây đàn Guitar mới bị vấn đề này, tuy nhiên bạn cũng nên biết qua để tránh không bị mua phải nó. Nếu bạn mua một cây Guitar với bộ chỉnh giá rẻ, bạn có thể chọn để thay thế chúng sau một thời gian.
Nếu bạn nghiêm túc về việc mua một cây đàn Guitar đặc biệt, không ổnđịnh về âm thanh và chi tiêu một ít tiền thì bạn cần có kĩ năng chỉnh đàn, lên dây tốt. Đây là cách duy nhất để đánh giá và chọn đàn Guitar đặc biệt.
Một số lưu ý nhỏ khi chọn dây đàn Guitar Acoustic:
**Vật liệu chế tạo dây đàn Guitar: 3 loại vật liệu chính : đồng, phosphor đồng, “lụa” và thép.- Dây đồng đôi khi được gọi là 80/20 đồng vì chúng được làm bằng 80% đồng và 20% kẽm. Chúng có thể được sử dụng cho tất cả các phong cách chơi. Loại dây này có một âm thanh tươi sáng nhưng sẽ giảm dần một cách nhanh chóng sau một vài giờ chơi. Dây đồng là những dây thường được sử dụng nhất.
- Phosphor dây đồng là dây đồng thêm phosphor. Nó cũng có thể được sử dụng cho tất cả các phong cách chơi. Loại dây này có một âm thanh ấm và vang hơn dây đồng.
- Lụa và thép dây tạo ra một âm thanh êm dịu. Loại dây này ít gây áp lực lên đàn Guitar, chỉ sử dụng cho những cây Guitar đặc biệt. Âm thanh yên tĩnh hơn và không bền bằng 2 loại dây trên nhưng dễ dàng hơn để chơi.
· Nếu bạn muốn âm thanh cây Guitar như một ban nhạc cụ thể, hãy tìm chọn loại dây đàn mà họ sử dụng.
· Nếu Guitar của bạn rất cũ hoặc cổ điển, bạn có thể cần phải sửa chữa đặc biệt hoặc mua loại dây nhẹ hơn.
· Đối với người mới bắt đầu tập Guitar, chúng tôi đề nghị sử dụng loại dây đồng nhẹ hoặc dây đồng phosphor.
Cách chọn đàn Guitar Classic
Đặc điểm của cây Guitar Classic như sau:
(xem rõ hơn ở Cấu trúc đàn guitar)
(xem rõ hơn ở Cấu trúc đàn guitar)
- Dây Nilon : Nhiều
người nhìn thấy 3 dây ở trên bọc kim loại thường tưởng là dây sắt nhưng
thực tế theo bộ thì 3 dây trên cùng (Mì, Là, Rề) đều có lõi là sợi
nilon được bọc ngoài vừa tạo vang nhưng vẫn mềm mại.
- Đầu cần ( headstock )
Đầu cần của đàn Classic thường được cấu trúc khoét rãnh 2 bên và lô cuốn dây thường to, bằng nhựa hoặc xương.
- Thùng đàn.
Dáng quen thuộc của Guitar Classic thường là thùng đầy như sau:
Tuy
nhiên vẫn có những cây Classic thùng khoét (cutaway) : Nhiều người có
quan điểm SAI LẦM là cứ thùng đầy là Classic, thùng mà khoét thì là
Acoustic (đàn Model) < như vậy là sai vì dẫn chứng là nếu bạn chỉ cần
search từ khoá Classic cutaway sẽ thấy rất nhiều cây đàn Classic dây
nilon có cấu trúc thùng khoét:
>> SAI LẦM:
Ngoài sai lầm về xác định đàn classic hay không dựa trên thùng đàn, còn
1 số người bị nhầm lẫn giữa việc đếm phím (fret) để quyết định là
Acoustic hay Classic: 12 phím là classic, 14 phím là acoustic <<
Đa số là vậy, nhưng nếu chỉ dựa trên như thế thì SAI, Bởi vì có 1 số
dòng đàn Classic được thiết kế tới 14 phím. Ví dụ cây đàn dưới đây của
Yamaha :
(ST từ sweetwater.com, danguitar.vn, hocdan.com)